CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỚI NÔNG NGHIỆP 4.0

Khác với nông nghiệp công nghệ cao là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực của toàn cầu. Nếu cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 là máy hơi nước, lần 2 là máy phát điện, lần 3 là điện tử thì lần 4 được gọi là cuộc cách mạng số. Thông qua các công nghệ như Internet, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… con người sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Năm 2013, tại Đức đã xuất hiện cụm từ Công nghiệp 4.0, mở đường cho các lĩnh vực khác cũng phải có bước chuyển tương ứng, trong đó có nông nghiệp.

Khái niệm nông nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. 

Khác với nông nghiệp công nghệ cao đó là tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại, nông nghiệp 4.0 chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp. Theo đó, nông nghiệp 4.0 sẽ mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.

Nội hàm của nông nghiệp 4.0

Nông nghiệp 4.0 bao hàm nghĩa rộng của cả trồng trọt, chăn nuôi (có thể hiểu rộng hơn sang cả thủy sản và lâm nghiệp) về nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất. Nông nghiệp hiện đại quan tâm đến độ bền vững và các giải pháp an toàn. Canh tác (Farming) là thực hiện những kỹ thuật như làm đất, gieo cấy, tỉa cành, luân canh, chăm sóc, thu hoạch, với mục tiêu đạt năng suất cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn, dựa vào tiến bộ công nghệ kỹ thuật số. Thuật ngữ Canh tác 4.0 (Farming 4.0) xuất hiện vào những năm 2010. Đó là các canh tác năng động và hiệu quả.

Theo khái niệm của Mạng lưới Chuyên đề Canh tác Thông minh Châu Âu, canh tác thông minh là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại (ICT) vào nông nghiệp (Cách mạng Xanh lần thứ ba). Cuộc cách mạng này phối hợp ICT như các thiết bị chính xác, kết nối vạn vật (IoT), cảm biến, định vị toàn cầu, quản lý dữ liệu lớn (Big data), thiết bị bay không người lái (Drone), người máy (robot)…, tạo điều kiện cho nông dân tăng thêm giá trị dưới dạng đưa ra được những quyết định khai thác, quản lý hiệu quả hơn, đó là:

      1). Hệ thống thông tin quản lý, đáp ứng nhu cầu thu thập, xử lý và lưu giữ, cung cấp dữ liệu cần thiết để thực hiện những chức năng của trang trại.

       2). Nông nghiệp chính xác, thông qua các hệ thống có thể quản lý độ biến động theo không gian và thời gian để cải thiện hiệu quả kinh tế đầu tư và giảm thiểu tác hại của môi trường.

       Nông nghiệp chính xác còn được hiểu là nền nông nghiệp có thể nuôi sống cả dân số thế giới dự báo 10 tỉ người vào năm 2050. Nông nghiệp chính xác, tức ngành nông nghiệp sử dụng cảm biến và các thuật toán thông minh để phân phối nước, phân bón và thuốc trừ sâu, đáp ứng cho cây khi cây thực sự cần, nhằm đảm bảo tính sinh lời, tính bền vững và bảo vệ môi trường. Nông dân có thể quyết định tưới tiêu khi thực sự cần thiết và tránh việc lạm dụng thuốc trừ sâu, họ sẽ có thể tiết kiệm được chi phí và nâng cao sản lượng.

Cách mạng 4.0: Cơ hội ‘vàng’ cho nông nghiệp Việt Nam

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội quý giá cho Việt Nam nắm bắt các công nghệ mới để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác.

Các ứng dụng của công nghệ số sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ.

Ngày 21/8, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội thảo: “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển nông nghiệp thông minh bền vững” trong khuôn khổ chương trình “Kết nối mạng lưới đổi mới và sáng tạo Việt Nam 2018”.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, là nước đi sau, Cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội quý giá cho Việt Nam nắm bắt các công nghệ mới để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các nền kinh tế phát triển khác trên thế giới nói chung và đẩy mạnh sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Các ứng dụng của công nghệ số sẽ hỗ trợ lập kế hoạch, tính toán chi phí, doanh thu theo mùa vụ, thu thập, phân tích thông tin môi trường, điều khiển các thiết bị để giữ cho môi trường tuân theo đúng quy trình chuẩn.

Đồng thời, hỗ trợ hệ thống cảnh báo tự động, hỗ trợ phân tích, đánh giá chất lượng, năng suất và đề xuất các giải pháp tối ưu cho nhà nông; thiết lập hệ sinh thái cho nhà nông, chuyên gia, nhà phân phối và đơn vị thu mua trao đổi thông tin, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, lên kế hoạch sản xuất.

Từ đó, góp phần làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng và giảm chi phí đầu tư so với phương thức truyền thống. Các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI) và xu hướng ứng dụng phần mềm, chip cảm biến trong các hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình chuẩn, sẽ thúc đẩy tự động hóa quy trình trồng trọt, chăn nuôi và thủy hải sản.

Dữ liệu lớn (Big Data) giúp cải thiện chất lượng dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để ra quyết định sản xuất nông nghiệp, ứng dụng trong chương trình bảo hiểm, khuyến cáo trong các quyết định đầu tư trồng trọt của người sản xuất. Sự kết hợp gữa internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn sẽ làm thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng trong thời gian tới.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, IoT sẽ chuyển từ hệ thống phân phối truyền thống sang buôn bán trực tuyến và kết nối người tiêu dùng với người sản xuất, phân tích và dự báo nhu cầu để ra quyết định sản xuất. Ngoài ra, IoT sẽ giúp tăng hiệu quả truy xuất nguồn gốc và kiểm soát an toàn thực phẩm.

Đối với hệ thống tổ chức hành chính công trong nông nghiệp, cơ hội để tận dụng công nghệ số gồm: công nghệ viễn thám kết hợp với IoT và Big Data để giúp hỗ trợ cho quản lý thông tin cho quy hoạch, giám sát cung – cầu, quản lý và cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, kết nối thị trường và phản hồi chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Cần đồng bộ chính sách trong KHCN về nông nghiệp để nắm bắt cơ hội vàng trong nông nghiệp 

Tuy nhiên, theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Việt Nam còn một số tồn tại cần tháo gỡ để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp như: Chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn thấp và còn nhiều hạn chế; năng lực ứng dụng, hấp thụ các công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế; thị trường KHCN đã hình thành nhưng quy mô nhỏ và còn nhiều hạn chế.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn. Ngân sách đầu tư cho nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp còn hạn chế. Năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp còn chưa cao.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ cho nghiên cứu, ứng dụng KHCN còn nhiều bất cập… Để khắc phục những yếu tố này, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn cho rằng, Việt Nam cần chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị công nghệ và quản lý, quản trị doanh nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần thúc đẩy đầu tư công cho phát triển KHCN nông nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào KHCN nông nghiệp; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHCN và phát triển thị trường KHCN tại Việt Nam và tạo vốn cho doanh nghiệp phát triển KHCN trong nông nghiệp./.

     Tại Việt Nam đến thời điểm này, không khó để có thể bắt gặp những nông dân ứng dụng thiết bị cảm biến nhằm số hóa các yếu tố: như nước, phân, thuốc, độ ẩm, ánh sáng và chuyển nó vào các thiết bị kết nối Intenet như máy tính, điện thoại. Họ có thể đi bất cứ đâu nhưng vẫn biết rõ tình hình trang trại. Thậm chí, như mô hình mà Tập đoàn FPT đang phối hợp triển khai tại Viện rau quả, chuyên gia sống tại Nhật cũng vẫn có thể kết nối và điều khiển được các yếu tố của trang trại rau tại Việt Nam. 

Rõ ràng, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng Internet kết nối vạn vật đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới. Con người không cần có mặt trực tiếp, thậm chí ở một số khâu robot sẽ thay thế con người, từ đây sẽ hình thành một nền nông nghiệp chính xác và tự động. Trong điều kiện công nghệ ngày càng rẻ, có khá nhiều DN, nông dân quan tâm đến lĩnh vực này. 

Bức tranh về “nông nghiệp 4.0” sẽ là một quy trình khép kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc. Nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có một mô hình nào hoàn chỉnh.

VỀ CÔNG NGHỆ 4.0  NHỮNG THÁCH THỨC

Thách thức về việc làm

Trong những năm gần đây, các công việc có tính lặp đi lặp lại đã dần được tự động hóa nhờ vào những thành tựu về công nghệ như robot hay internet tốc độ cao. Toàn cầu hóa đã khiến việc luân chuyển công việc sang những nơi có giá nhân công rẻ, ít quy định ngặt nghèo trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4, những yếu tố mà các nước đang phát triển như Việt Nam coi là có ưu thế như: lực lượng lao động thủ công trẻ, chi phí thấp sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng.

Sự suy giảm của các việc làm mà năng suất đã được cải thiện rõ rệt nhờ công nghệ.

Tổ chức Lao động quốc tế chỉ ra rằng, 86% lao động trong ngành công nghiệp dệt may và giày dép ở Việt Nam đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao từ sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng công nghệ. Một báo cáo về thị trường lao động ở Anh cho thấy, sự suy giảm của các việc làm mà năng suất đã được cải thiện rõ rệt nhờ công nghệ.

Tuy nhiên, không chỉ việc làm ở trong các ngành sản xuất bị ảnh hưởng. Chúng ta đang ở giai đoạn mà các công việc có kỹ năng cao cũng đối mặt với nguy cơ bị thay thế. Máy tính sử dụng trí tuệ nhân tạo đã đánh bại con người ở trò cờ vua và cờ vây. Chúng còn có thể nhận diện khuôn mặt, hiểu được tiếng nói, soạn nhạc và nhiều lĩnh vực khác mà con người cho là duy nhất mình có khả năng làm. Điều này đe doạ hàng triệu công việc mà con người từng nghĩ là khó thay thế.

Trong năm 2016, phần mềm trí tuệ nhân tạo AlphaGo đã đánh bại nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se-dol (phải)

         Khi những chiếc xe tự lái trở nên phổ biến trong những năm tới, các tài xế xe taxi hay xe tải đối mặt với nguy cơ mất việc làm. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khi máy tính đã bắt đầu biết đọc, phân tích các chỉ số của con người, còn robot tham gia vào quá trình phẫu thuật, những việc làm đòi hỏi ít chuyên môn hơn sẽ bị thay thế. Trong các nhà hàng, với ưu điểm như làm việc 24/7, không cần trả lương hay đóng bảo hiểm, robot đang bắt đầu đe dọa tới lao động là con người.

       Như vậy, hàng triệu lao động, bất kể trình độ cao hay thấp, già hay trẻ đang chuẩn bị phải đối mặt với một quá trình chuyển đổi đầy khó khăn.

          Thách thức về an ninh mạng

        Khái niệm đầu tiên khi nói về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết nối mọi lúc mọi nơi giữa người với người, người với vật, đặc biệt quan trọng là giữa vật với vật. Microsoft và Cisco dự báo năm 2020 sẽ có hơn 50 tỉ thiết bị kết nối với Internet. Tuy nhiên, sự kết nối càng lớn thì rủi ro và nguy cơ là không tránh khỏi.

        Trên thực tế, các cuộc tấn công mạng đang gia tăng về tần suất, mức độ nghiêm trọng và ngày càng phức tạp. Năm 2016, Việt Nam chứng kiến hơn 134.000 sự cố an ninh mạng, tăng gấp 4 lần so với năm 2015.

        Tin tặc hiện không chỉ nhắm vào máy tính, mạng và điện thoại thông minh, mà còn cả con người, xe ô tô, máy bay, lưới điện…

        Do vậy, vấn đề phòng chống tấn công mạng, chống khủng bố mạng… trở thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh cấp thiết của mọi quốc gia, đặc biệt là trong thời điểm công nghệ đang dẫn dắt cho cuộc cách mạng công nghiệp lần này.

VẤN ĐỀ VỐN TRONG CÔNG NGHỆ 4. 0 TRONG NÔNG NGHIỆP

       Mặc dù giá trị đầu tư nông nghiệp công nghệ cao hơn giá trị đất nhưng hầu như không ngân hàng nào nhận thế chấp tài sản để cho vay là thực tế diễn ra ở nhiều địa phương

        Hồi đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp đi thăm và bấm nút khởi động các dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Phước và Hà Nam, đồng thời đưa ra chỉ đạo về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng, cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao với lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 0,5 đến 1,5% so với lãi suất thông thường. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đến nay, các đối tượng cần vay vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi này. Tháo gỡ vốn hiện đang là vấn đề then chốt tại Lâm Đồng.

        Không chỉ người dân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn hay không được hưởng ưu đãi của gói tín dụng này mà ngay cả những doanh nghiệp lớn, có uy tín tại Đà Lạt cũng tỏ ra bức xúc về cơ chế khi muốn vay vốn tín dụng ưu đãi này từ ngân hàng. 

        Lý giải cho sự bất hợp lý này, ông Nguyễn Xuân Hòa – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc ngân hàng không chấp thuận thế chấp các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư như hệ thống nhà lưới, nhà kính… là do đến thời điểm này, vẫn chưa có một bộ quy chuẩn nào về những tài sản này để các ngân hàng có thể căn cứ vào mà định giá. 

        Trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao nhiệm vụ cho 3 đơn vị là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên Môi trường cùng nhau xây dựng một bộ quy chuẩn đánh giá tài sản cho hệ thống nhà lưới, nhà kính. Đây sẽ là cơ sở giúp các ngân hàng làm căn cứ để định giá tài sản và cho vay.

VIỆT NAM CẦN TIẾN HÀNH NHANH, CHÍNH XÁC NHƯNG PHÙ HỢP VỚI CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO NÔNG NGHIỆP

“Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cần phù hợp với vùng, với sản phẩm của từng vùng thì mới hiệu quả. Còn không sẽ tốn kém và lãng phí.”

 

TS Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng

        Đó là nhận định của TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tại hội thảo chuyên đề “Nông nghiệp thông minh” diễn ra chiều 12/07 và 13/7  tại Hà Nội. có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

        Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, đi nhanh và đi chính xác còn là vấn đề nan giải với nông nghiệpViệt Nam. Ông nhận định. Đất nước ta hiện có 11 triệu hecta đất nông nghiệp nhưng ứng dụng về nông nghiệp thông minh rất hạn chế. Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cần phù hợp với vùng, với sản phẩm của từng vùng thì mới hiệu quả. Còn không sẽ tốn kém và lãng phí.”

Làm sao để đi nhanh và đi chính xác? Tại hội thảo, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra 6 khuyến nghị để phát triển nông nghiệp thông minh trong giai đoạn tới.

Một là,giao cho Bộ Thông tin Truyền thông nghiên cứu mô hình quản lý mới. 

Hai là,“chúng ta đi từ 1.0 lên thẳng 4.0 nên hạ tầng công nghệ thông minh của chúng ta hầu như hạn chế,” Khuyến nghị cần đầu tư nguồn lực cho công nghệ thông minh.

Ba là, xây dựng đề án về phát triển nông nghiệp thông minh. Việt Nam vẫn chưa có đề án về phát triển nông nghiệp thông minh.

Bốn là, các trường đại học cần thay đổi về đào tạo nguồn lực để phù hợp với nhu cầu mới. “Vai trò của các trường đại học rất lớn,”

Năm là,nghiên cứu đi thẳng vào phần mềm phần cứng để sản xuất ra các thiết bị công nghệ 4.0 phục vụ nông nghiệp. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho hay hiện nay các thiết bị 4.0 như IoT phải nhập từ Nhật, Mỹ với chi phí đắt. Vì vậy cần đặt hàng các viện nghiên cứu trong nước phát triển công nghệ này.

Sáu là,các tỉnh muốn phát triển nông nghiệp thông minh thì phải đào tạo toàn diện từ cấp quản lý, các doanh nghiệp và người nông dân. “Nếu cán bộ quản lý không biết hay người nông dân không biết thì cuối cùng sẽ không tiếp cận được công nghệ, dẫn đến lãng phí trong giai đoạn mới,”

        Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, biến đổi khí hậu nếu chúng ta không có công nghệ, không có giải pháp đồng bộ thì sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ khó cạnh tranh. Việt Nam và nông nghiệp Việt Nam không thể bỏ lỡ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

        Chỉ với smartphone và internet, nông dân Đồng Tháp có thể tự lên đời xoài Cát Chu thành “xoài blockchain”, người tiêu dùng 5 châu đều dễ dàng truy xuất nguồn gốc

                                                                                         LÊ BIỂU TH