Hội thảo diễn đàn Nông nghiệp mùa Thu 2019  “ Chính sách đất đai và sự Phát triển NN VN  trong bối cảnh hội nhập Quốc tế “

     Sáng 24- 10-2019 tại Hà Nội Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách, đơn vị chủ trì hội thảo về Chính sách đất đai và sự Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Tham dự hội thảo diễn đàn có các PGS- TS các nhà khoa học của Trường cán bộ Quản lý Nông nghiệp &PTNT II, HCM, Viện Chính sách và Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, Ban nghiên cứu Kinh tế ngành, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Đại diện Cục Quản lý đất đai Bộ TNMT, Ts Nguyễn Thị Hồng Minh thành viên Liên minh Nông nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, hiện Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch . Cục trưởng Cục Kinh tế Hợp tác  và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Kinh tế học Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ. Chuyên gia nghiên cứu tổ chức Forest Trends .

 TS Nguyễn Thị Hồng Minh, phát biểu tại Hội thảo

      Điều hành và chủ trì Hội thảo PGS TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách. Nội dung gần như xuyên suốt toàn cuộc hội thảo là Phát biểu của PGS -TS Vũ Trọng Khải nói về định hướng Hoàn thiện chính sách đất đai để phát triển Nông nghiệp ở nước ta. Các bài tham luận tập trung nhiều  vấn đề về đất đai, các chính sách về ruộng đất, làm thế nào để sản xuất nông nghiệp  tập trung, tích tụ đất đai…  Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu. Xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp : Hệ thống làm ra nông phẩm bằng cách coi sinh vật ( cây trồng, vật nuôi) là đối tượng sản xuất, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, chưa thể thay thế được, liên kết hữu cơ với ngành công nghiệp chế biến và bảo quản, phân phối trên thị trường trong và ngoài nước. Trang trại: Có trang trại gia đình (hộ kinh doanh cá thể). Trang trại cá nhân ( DN cá nhân kinh doanh nông nghiệp).  Trang rại hợp danh ( CTy TNHH, trang trại cổ phần) .Trang trại Nhà nước (thường gọi nông lâm trường Quốc doanh. Trang trại dự phần, là bộ phận của DN, không phải là tổ chức Kinh doanh độc lập, nhưng có quyền tự chủ. Khái niệm về tích tụ , và tập trung  ruộng đất. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản ( trong nông nghiệp tập trung tư bản đã làm gia tăng quy mô ruộng đất của một tổ chức kinh doanh). Tập trung sản xuất và chuyên môn hóa sản xuất… các mô hình cánh đồng lớn được tổ chức theo kiểu “ liền đồng, khác chủ, cùng giống “ là một hình thức tập trung sản xuất, không phải hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất.Tập trung sản xuất tạo ra vùng chuyên môn hóa sản xuất mà không làm gia tăng quy mô ruộng đất của một đơn vị kinh doanh. Chủ trang trại và nông dân làm thuê. DN đầu tư kinh doanh nông nghiệp . sản xuất theo hợp đồng và sản xuất theo chuỗi giá trị nông dân.

      Cuối buổi Hội thảo các diễn giả chủ chốt tham gia thảo luận bàn tròn:   Bà Vân Anh,  đại diện Tổng Cục Quản lý đất đai phát biểu về chính sách Quản lý đất đai làm sao với hiệu quả của tích tụ và tập trung sản xuất, và ổn định xã hội. Công tác quy hoạch phải đi đầu, chính sách hạn điền để thị trường tự điều chỉnh. Ở đây bài toán tích tụ chưa giải quyết được lao động.  Hộ, doanh nghiệp tích tụ đất đai, tập trung sản xuất hoặc chuyên canh quy mô lớn, người nông dân làm thuê, hoặc không ổn định việc tập trung sản xuất, phân vùng chuyên canh lớn… bài toán về lao động bất cập không được ổn thỏa bằng sản xuất manh mún, nên nông dân không mặn mà và cũng không hiểu rõ cụm từ tích tụ với tập trung sản xuất. . Hạn mức nhận chuyển nhượng, nhiều ý kiến trái chiều, bỏ hạn mức hay mở rộng hạn mức. Tập trung so tích tụ khác nhau như thế nào?.

Ông Nguyễn Như Phong : Nêu khái niệm Tích tụ (vốn tư bản nhỏ…) và tập trung phát triển sản xuất, các Hình thức giao đất , thuận lợi nhưng không biến đất công thành trùm khế ngọt. Doanh nghiệp biến tướng. Giao đất phải theo giá trị đất. Phải có chính sách so với việc giao đất sản xuất phát triển nông nghiệp giá trị lợi nhuận rất nhỏ, rủi do cao, trong khi giao đất phục vụ AN QP  không nói , nhưng giao đất kinh tế, thì mâu thuẫn muôn thuở vì hệ sinh lời khác nhau. Dồn điền, đổi thửa cũng có lạm dụng. Xem xét đến những hình thức góp đất vốn, cho thuê đất  nông dân với doanh nghiệp ( nên có sự bảo lãnh của chính quyền cơ sở). Góp đất, thuê đất giữa các bà con nông dân, họ hiểu như thế nào là Tích tụ đất và thế nào là tập trung sản xuất… TS Hoàng thị Thu Huyền,  Giám đốc Trung tâm Kinh tế học , Viện KHXH vùng Nam bộ : về cánh đồng mẫu lớn , DN chưa phù hợp . Nên ủng hộ cơ chế cho những DN làm nông nghiệp, hạn điền nên mở, nên sử dụng chính sách mềm. PGS- TS vũ Trọng Khải nói :  Sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng ( DN đầu đàn, tạo ra nông dân lớn, nông nghiệp không biến CN,  lợi thế theo quy mô ( Sáu Đức TN bộ có 150 ha). Hạn điền theo thời gian là phi lý. Quyền sử dụng đất là hàng hóa, trưng mua , NĐ 67 các trường hợp thu hồi : Nên mua lại đất theo giá thị trường của đất ( thích hợp với sản xuất nông nghiệp và nhà cao tầng). Quy hoạch trong nông nghiệp và Vùng quy hoạch lạm dụng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch,. TS Nguyễn Thị Hồng Minh ( nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản) : Quan trọng đất đai sử dụng , phát triển như thế nào ? vấn đề tích tụ… tập trung sản xuất , quy mô là một yếu tố , làm cái gì và tổ chức sản xuất cho hiệu quả  cao để nông dân, công nhân nông nghiệp phát huy năng lực nội sinh trong sản xuất nông nghiệp của từng cá thể thành số đông.

      Tác giả bài viết tổng hợp hội thảo tâm đắc với phát biểu của bà Hồng Minh,  Cũng như  Thủ tướng Phan Văn Khải nói bà con nên trồng con gì , nuôi con gì cho thích hợp với vùng miền mình, chế độ chính sách VN có nền sản xuất nông nghiệp chiếm 90 %, Chính phủ luôn luôn quan tâm , và hài hòa các lợi ích chính sách .

      Rút ra đặc điểm nổi bật của cuộc hội thảo : đánh giá đúng giá trị của đất khi giao trong kinh tế thị trường, tạo điều kiện không để sản xuất nông nghiệp với giá trị sinh lời nhỏ mà lại phải đảm bảo an ninh lương thực, bài toán ưu tiên của sản xuất lớn nông nghiệp tập trung và tích tụ . Mô hình thành công của Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là:  Hài hòa lợi ích – Kết hợp sản xuất DN và NN- Tập hợp nông dân.

P.V