Một số chính sách của nhà nước đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay

Ths. Nguyễn Thị Thu Nguyên

Hơn một thế kỷ rưỡi qua đi, kể từ khi cây cà phê đầu tiên được đưa đến Việt Nam vào năm 1857, ngành sản xuất cà phê trên đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm.

Và cho đến hôm nay nó đã khẳng định được vị trí của mình là loại cây mang lại cho nền kinh tế nước ta những lợi ích to lớn với giá trị xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 3 tỷ đô la Mỹ.

Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, cà phê Việt Nam tham gia ngày một sâu rộng vào thị trường nông sản thế giới và dần trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.

Nguyên nhân của những thành tựu đó là nhờ những chính sách của nhà nước về khuyến khích phát triển xuất khẩu và sản xuất cà phê xuất khẩu.

Hệ thống những chính sách xuất khẩu, thương mại, tín dụng, khuyến nông… đã tạo đà và lực cho cà phê Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.

Nghiên cứu này nhằm phân tích vai trò của một số chính sách nhà nước đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay.

Bài báo này nhìn lại một cách khái quát các chính sách của Nhà nước ta hiện nay đối với xuất khẩu cà phê thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp bao gồm tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam; các chương trình, dự án về sản xuất và phát triển ngành cà phê; thị trường cà phê… Các tài liệu này được thu thập thông qua các báo cáo của Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Website.

Chính sách hội nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu Việt Nam là một thành viên của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) và chính phủ Việt Nam cũng đã ký Hiệp định cà phê Quốc tế (ICA) năm 2008 góp phần đưa cà phê nước ta trở thành một mắt xích trong chuỗi cà phê toàn cầu.

Bên cạnh đó, việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế, khu vực khác cũng tạo ra cho ngành cà phê nước ta một thị trường rộng lớn.

Chính sách tự do lưu thông và phát triển thị trường thời gian qua đã phát huy được sức mạnh của các thành phần kinh tế trong sản xuất và kinh doanh cà phê.

Sự gắn kết giữa thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cà phê mở rộng kênh tiêu thụ ở nội địa và nước ngoài.

Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà phê truyền thống nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước.

Từ năm 2009 đến năm 2012, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 17,7%/năm.

Điều này cho thấy các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này ngày càng ưa chuộng cà phê Việt Nam và số lượng thị trường xuất khẩu của cà phê ngày càng mở rộng (từ 74 thị trường xuất khẩu năm 2008 thì hết năm 2013 đã lên tới 86 thị trường).

Thị trường đứng đầu là châu Âu với số lượng 568,0 nghìn tấn, kim ngạch là 1,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2013.

Châu Á là khu vực nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của Việt Nam với số lượng 269,0 nghìn tấn, kim ngạch 598,9 triệu USD.

Còn châu Phi với số lượng 38,1 nghìn tấn, 74,5 triệu USD (Bộ Công Thương).

Chính sách xúc tiến thương mại Luật Thương mại 2005 cho phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Theo Luật, “thương nhân Việt Nam được quyền hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”.

Nghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa được ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp cà phê Việt Nam tham gia giao dịch trên thị trường kỳ hạn LIFFE, một bước tiến đáng kể trong tham gia vào thị trường thế giới của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Từ khi Nhà nước chủ trương xây dựng tổ chức xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cùng với sự ra đời của Luật thương mại (năm 1997) thì chính sách xúc tiến thương mại đối hàng nông sản xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng mới phát huy tác dụng rõ rệt.

Hệ thống thông tin thương mại quốc gia hình thành đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho chủ thể sản xuất và kinh doanh cà phê có nhiều cơ hội tìm đối tác, xúc tiến giới thiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình.

Đồng thời, nhiều vấn đề nảy sinh với doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hiệp định thương mại được giải quyết.

Chính sách hỗ trợ, điều tiết xuất khẩu a/ Chính sách thuế xuất khẩu Đối với hàng nông sản xuất khẩu nói chung và cà phê xuất khẩu nói riêng chính sách thuế xuất khẩu được giảm đến mức tối thiểu góp phần khuyến khích xuất khẩu.

Điều đó giúp cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng liên tục trong thời gian qua.

b/ Chính sách thuế giá trị gia tăng Bộ Tài chính đã trình Chính phủ bổ sung dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Với quy định trên, nếu cơ sở kinh doanh thương mại nộp thuế theo phương pháp khấu trừ bán nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho cơ sở kinh doanh khác nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì không phải xuất hóa đơn có thuế giá trị gia tăng.

c/ Chính sách về tạm trữ cà phê Bộ Tài chính đã có công văn số 12545/ BTC -TCDN ngày 19-9-2013 đề nghị Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ cho tạm trữ khi giá cà phê thị trường xuống dưới giá thành và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Cà phê quyết định lượng mua, phương thức mua tạm trữ theo nguyên tắc: DN thu mua cà phê để tạm trữ và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Vốn mua cà phê tạm trữ được các ngân hàng thương mại đảm bảo cho vay với lãi suất phù hợp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn.

d/ Chính sách tín dụng xuất khẩu Chính sách tín dụng xuất khẩu với nhiều ưu đãi cho chủ thể sản xuất và xuất khẩu cà phê.

Từ năm 2000, doanh nghiệp mua tạm trữ cà phê xuất khẩu được hỗ trợ 70% lãi suất vay ngân hàng.

Năm 2006, ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập , không vì mục tiêu lợi nhuận với chức năng bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cho vay xuất khẩu với mức lãi suất thấp.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu được ưu tiên.

Để khoanh nợ cho các DN kinh doanh cà phê, Chính phủ cũng đã có nhiều quy định cụ thể.

Theo đó, gia hạn thời gian vay tín dụng xuất khẩu đối với mặt hàng cà phê theo Nghị quyết số 83/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 133/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định trước đó về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Trong đó quy định cụ thể như sau: “Gia hạn thời gian vay vốn lên tối đa là 36 tháng (tổng thời gian vay vốn tối đa 36 tháng) đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các nhóm hàng xuất khẩu cà phê, hạt điều đã qua chế biến, rau quả, thủy sản với điều kiện DN lỗ trong năm 2011 và năm 2012; không cân đối được nguồn vốn để trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký với Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.

e/ Chính sách bảo hiểm xuất khẩu cà phê Căn cứ vào Quyết định số 110-2002/ QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập, sử dụng và quản lý Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng, năm 2011, Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (VICOFA) đã ra quyết định về việc thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu ngành hàng cà phê Việt Nam và nhất trí thu phí 2 USD/tấn cà phê cho từng chuyến giao hàng thông qua Hải quan đối với Hội viên trong Hiệp hội kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2012.

Điều này đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khi có rủi ro trong kinh doanh.

2.Nhóm chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê xuất khẩu 2.

1.Chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm Quyết định số 86/2007/QĐ – BNN ngày 15/10/2007 của Bộ NN&PTNT về việc tạm thời sử dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4193 – 2005 trong kiểm tra chất lượng cà phê nhân xuất khẩu có ý nghĩa rất quan trọng với việc nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và uy tín cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.

Hiện nay, chính phủ đang định hướng để sản xuất cà phê bền vững hay cà phê có chứng nhận.

Có nhiều loại hình cà phê bền vững phổ biến hiện nay như: 4C (nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê), UTZ certified, RFA (Rừng nhiệt đới) và Fairtrade (Thương mại công bằng).

Đắk Lắk đã triển khai thành công các mô hình sản xuất cà phê bền vững nhằm tập huấn kỹ thuật trồng cà phê bền vững cho nông dân, chuyển giao kỹ thuật tưới nước và bón phân không ảnh hưởng xấu đến môi trường, quản lý dịch hại, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, kỹ năng tiếp cận thị trường… Đến nay đã có hơn 50% diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh ký kết xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng quy trình phát triển cà phê bền vững từ đó hình thành các tổ hợp tác, các hợp tác xã liên kết giữa các hộ nông dân trồng và chế biến cà phê bền vững, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, điển hình là Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Ea Kiết (xã Ea Kiết, huyện Cư M’gar) và Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Cư Dlê M’nông (xã Cư Dlê M’nông, huyện Cư M’gar).

Tổng số nông dân tham gia sản xuất có chứng nhận 49.

680 người, diện tích 67.

808 ha, tổng sản lượng 227.

771 tấn, chiểm 33,3% diện tích và 48,2% sản lượng cà phê của tỉnh (Sở Công thương (2014)).

Chính sách khoa học công nghệ và khuyến nông Với sự tập trung đầu tư nghiên cứu từ nguồn lực trung ương lẫn địa phương nên nhiều bộ giống mới, quy trình và tiến bộ kỹ thuật mới đã được tích cực phổ cập và được các doanh nghiệp, nông hộ áp dụng rộng rãi.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) đã thành lập ban tái canh cà phê với mục đích giúp các tỉnh Tây Nguyên có nguồn giống tốt, chất lượng cao cũng như nâng cao tỷ lệ sống của cây cà phê sau khi được trồng lại trên nền diện tích cà phê già cỗi trước đó.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chủ trương dành 12.

000 tỷ đồng để phục vụ cho vay tái canh cây cà phê với các điều kiện tín dụng ưu đãi như lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, thời hạn cho vay phù hợp một chu kỳ tái canh cà phê (khoảng từ ba đến năm năm), thậm chí cho vay thời hạn lên tới năm đến bảy năm nhằm tạo điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng cà phê xuất khẩu.

Về chính sách tiền thuê đất: Bộ Tài chính cho biết, đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây cà phê) được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất.

Quy định về nộp tiền thuê đất, chính sách ưu đãi về miễn tiền thuê đất với mức ưu đãi (miễn 3 năm, 7 năm, 11 năm, 15 năm, hoặc cả thời gian thuê đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) theo quy định tại chính sách thu tiền thuê đất (Nghị định số 142/2005/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

Về quy định về nộp tiền sử dụng đất, chính sách ưu đãi tiền sử dụng đất với mức ưu đãi (giảm 20%, giảm 30%, giảm 50%), miễn tiền sử dụng đất tùy thuộc dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư (khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư) được đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) thực hiện theo quy định tại chính sách thu tiền sử dụng đất (Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ).

Bên cạnh đó, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định ưu đãi miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất tùy theo Dự án thuộc loại dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư, dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư; đồng thời dự án nông nghiệp nếu đáp ứng 1 trong 3 loại dự án nêu trên thì được hưởng chính sách ưu đãi về mức giá thuê đất thấp nhất theo khung giá thuê đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Các chính sách ưu đãi về đất và tiền thuê đất tạo điều kiện thuận lợi để các chủ thể sản xuất cà phê tham gia sản xuất trên quy mô lớn và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cà phê xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có một số các chính sách khác của nhà nước hỗ trợ khuyến khích và điều tiết xuất khẩu cà phê như chính sách trợ giá xuất khẩu, chính sách trợ giá đầu vào và sản phẩm đầu ra, chính sách tỷ giá hối đoái… KẾT LUẬN Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu nông sản chủ lực của nước ta.

Xác định được điều đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy cà phê Việt Nam phát triển xuất khẩu.

Nghiên cứu này đã phân tích được vai trò thúc đẩy và hỗ trợ xuất khẩu cà phê của các chính sách hiện hành, tạo điều kiện thúc đẩy cho cà phê xuất khẩu của nước ta ngày càng gia tăng về số lượng và kim ngạch xuất khẩu, nâng cao thương hiệu sản phẩm trên toàn thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.

Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam.

Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam, Cà phê Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

Đinh Văn Thành (2010), Tăng cường năng lực tham gia hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội.

Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk (2014).

Báo cáo tổng kết niên vụ cà phê 2013-2014.

www.artexsc.com.vn/News/2015/5/17/445692.aspx

www.business.gov.vn/…/đề-nghị-gia-hạn-tín-dụng-xuất- khẩu-càphê-lên