NHẬN ĐỊNH DIỄN BIẾN GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG TUẦN 08.03-12.03.2021
Đánh giá về diễn biến giao dịch tuần 01.03 – 05.03
-
Thị trường trong tuần qua có sự điều chỉnh rõ hơn sau hơn 2 tuần đi ngang quanh ngưỡng 1,200. Điều này cho thấy ngưỡng tâm lý e ngại và đa phần diễn ra các giao dịch giằng co tại đỉnh lịch sử. Tuy nhiên, còn một số yếu tố khác liên quan đến nghẽn mạch hệ thống của Hose trong thời gian qua khiến cung – cầu không chính xác cũng làm ảnh hưởng tới xu hướng vận động của TT
-
Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam cũng chịu sự tác động từ thông tin lãi suất Trái phiếu chính phủ Mỹ 10 năm tăng lên, là một dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc thu hẹp giữa lợi suất đầu tư trái phiếu và đầu tư cổ phiếu sẽ khiến kỳ vọng về xu hướng tăng giá sẽ có sự chững lại và tạo định, dẫn đến tình trạng điều chỉnh ở TTCK Mỹ và ảnh hưởng tới các thị trường chứng khoán khác.
-
Xu hướng giao dịch của khối ngoại với áp lực bán ròng hơn 3,000 tỷ cũng dấy lên tâm lý lo ngại về nguyên do tại sao khối ngoại lại bán ròng mạnh như vậy. Tuy nhiên, về mặt cơ bản tình hình hiện nay đã có các điểm khác đối với Việt Nam, như mặt bằng lãi suất CP Mỹ vẫn thấp hơn so với trước dịch Covid-19, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã ở mức cao theo tiêu chuẩn của IMF, NĐT nước ngoài vẫn mua ròng trái phiếu CP, và việc bán ròng trên thị trường cổ phiếu đã diễn ra từ rất lâu nên áp lực hiện tại là không còn nhiều
Không nên đặt quá nặng về việc bán ròng của khối ngoại. Ở những phiên bán ròng mạnh, cũng cần tính đến về việc cấu trúc danh mục của các quỹ và dòng tiền nội vẫn cân đối được lượng cung từ khối ngoại đẩy ra
Thị trường vẫn còn nhiều điểm tích cực để kỳ vọng khả năng bứt phá 1,200đ
-
Tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết trên HOSE phục hồi rất khả qua từ Q4.2020, trong đó kỳ vọng tăng trưởng EPS cao là động lực chính thúc đẩy sự tăng giá của thị trường chứng khoán trong dài hạn.
-
Khả năng tiếp cận vaccine Covid-19 sắp cũng sẽ là nhân tố nâng đỡ thị trường trong ngắn hạn.
-
Bức tranh vĩ mô lớn hơn đã có những điểm nhấn mới với số liệu 2 tháng đầu năm phát đi những ghi nhận lạc quan về triển vọng GDP quý I/2021 có thể tăng cao hơn cùng kỳ.
-
Bên cạnh đó, mặt bằng lãi suất vẫn đang trong xu hướng giảm nhẹ để hỗ trợ các hoạt động kinh tế tiếp tục hồi phục và cũng tiếp tục tạo lợi thế cho kênh chứng khoán.
-
Lưỡng viện Mỹ thông qua gói hỗ trợ 1,900 tỷ USD cũng sẽ làm dịu đi áp lực bán trên các TTCK thế giới
-
Một yếu tố có thể nhiều NĐT sẽ không thể bỏ qua chính là số lượng TK mở mới tăng lên rất mạnh trong giai đoạn 6 tháng vừa qua (trong đó, kỷ lục tháng 1 vơi hơn 80,000 TK mở mới), và khoảng 400,000 TK đã được mở. Giả sử trung bình NAV 50tr/TK thì tối thiểu 20,000 tỷ đã đổ vào TTCK, chính là động lực kéo TT còn tăng nhiều hơn nữa trong tương lai (nếu không vướng tình trạng nghẽn lệnh) như hiện nay.
-
Thêm một lý do khác là việc các CTCK sẽ tận dụng nhịp tăng giá của TT và cổ phiếu để tiến hành phát hành thêm nhằm tăng vốn, nhằm tăng nguồn dư nợ đang ngày càng cạn dần ở các CTCK: HSC, SSI, VND, …
-
Thông tư 120/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ ngày 15/2/2021 đã mở đường cho giao dịch trong ngày (T+0) và bán khống, từ đó phát sinh nhu cầu vốn để đảm bảo thanh toán cho các nghiệp vụ này. Công ty chứng khoán còn cần vốn cho nghiệp vụ tạo lập thị trường, tự doanh, các sản phẩm mới… cũng sẽ mở đường cho TTCK tăng trong dài hạn, ….
Và còn nhiều yếu tố hỗ trợ khác, …
Nhưng chúng ta cũng không loại trừ một số dấu hiệu mà có thể khiến TT điều chỉnh ngắn hạn:
-
Lạm phát tháng 2 tăng khoảng 1,52% và là một mức tăng khá cao nếu chỉ nhìn vào con số tuyệt đối, áp lực lạm phát trong thời gian tới sẽ không nhỏ khi tổng cầu đang phục hồi rõ rệt cùng với nền so sánh thấp của năm 2020, đồng thời, Chi phí vận tải cũng tăng mạnh do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng kéo dài từ năm ngoái. Mức tăng này sẽ gây áp lực lớn lên chi phí sản xuất cũng như giá tiêu dùng trong ngắn hạn.
-
Từ đầu năm tới nay, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng khá nhanh khoảng 0,6% và hiện nay ở mức gần 1,5%. Lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại về lý thuyết là không tốt cho các thị trường mới nổi.
Trao đổi nhanh qua điện thoại với phóng viên Nguyễn Hưng . Chuyên trang tieudungantoan.vn ông Trần Đức Long Brokerage Manager Mirae Asset Securities Vietnam nhận định:
-
Mức định giá phù hợp:
Dựa trên dữ liệu thống kê quá khứ (trong vòng 10 năm trở lại đây), mức P/E phù hợp với thị trường dao động trong khoảng 14 đến 18 lần. Tương ứng, kỳ vọng VN-Index sẽ dao động trong vùng 1.000 đến 1.400 điểm, và mức đỉnh lịch sử 1.200 điểm chỉ đang tạo ra áp lực tâm lý đối với nhà đầu tư trong ngắn hạn.
-
Khuyến nghị:
Để chắc chắn và mang lại hiệu quả cao: NĐT cần ưu tiên giải ngân bằng tiền mặt ở các nhịp điều chỉnh của Thị trường, và chỉ khi TT vượt đỉnh cũng như các cổ phiếu vượt đỉnh mới thực sự giải ngân bằng margin. Ưu tiên các cổ phiếu blue chip có trạng thái vận động mạnh hơn thị trường chung
Khi vượt 1,200 điểm, sẽ xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn hình thành, NĐT trading cần nhận thức rõ đây là cơ hội giao dịch ngắn, diễn ra nhanh, phân hóa mạnh, và đề cao kỷ luật giao dịch.