TRANG CÂY THUỐC VƯỜN NHÀ: TÁC DỤNG CỦA CỦ TỎI, TRONG PHÒNG CHỐNG COVID 19
Tiêu dùng an toàn, nhân có video của Lương y: Nguyễn Công Đức, nguyên Giảng viên trường Đại học Y- Dược TP Hồ Chí Minh, Tiêu dùng an toàn xin ghép và thông tin tới bạn đọc trong trang Cây thuốc vườn nhà, chuyên trang Chuyện Thực phẩm, Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch AFT, với cộng tác của Lương y: Lê Kim Vượng, Hội Đông y TP Hà Nội. trân trọng giới thiệu, Hy vọng phần nào giảm bớt, người nhiễm và mắc dịch Covid 19:
- Tỏi: Tên tiếng Việt: Tỏi, Đại toán, Hom kía, Co sluốn (Thái), Sluôn (Tày)
Tên khoa học: Allium sativum L.
Họ: Alliaceae (Hành)
2. Công dụng: Kích thích tiêu hoá, chống viêm, kháng khuẩn, ăn uống không tiêu, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, thấp khớp, trĩ nội, trĩ ngoại, đái tháo đường, viêm tá tràng.Trong tỏi có 3 hoạt chất chính: allicin, liallyl sulfid và ajoen.
Trong đó, allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhưng nó lại không hiện diện rõ ràng trong tỏi. Allicin được tạo ra khi chất alliin tiếp xúc 1 với enzym alliinase khi tỏi được nhai, bằm nhỏ hay được nghiền nát và là thành phần tạo mùi đặc trưng của tỏi (Alliin và enzym alliinase tồn tại trong những tế bào riêng biệt, khi tỏi chưa bị thái hoặc bằm ra), do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính của tỏi càng cao.
Allicin là một chất không bền, dễ biến chất sau khi được tạo ra. Vì vậy, tỏi đập dập rồi nên sử dụng ngay vì càng dể lâu, chất allicin càng mất bớt hoạt tính. Hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%, nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% do chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoen. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này.
Vì vậy, để tận dụng được hoạt tính allicin trong tỏi chúng ta nên cắt nhỏ hoặc đập nát tỏi càng nhiều càng tốt, không nên để nguyên cả củ tỏi khi xào nấu.
Vì sao phải đập dập tỏi, vì sao nên sử dụng: Một kí tỏi có thể cho ra từ 1 – 2g allicin. Allicin được xem là chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella, V. cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái rạ, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như Candida.
3. Chữa sốt truyền nhiễm, cảm cúm; (Phương pháp gia truyền cũ)
Tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống. Dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây nhiễm.
Hoặc mỗi lần dùng 1-2 g tỏi tươi nấu cháo ăn và đắp chăn cho ra mồ hôi.
L.K.V