TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINHTỔ CHỨC HỘI THẢO QUỐC TẾ “NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ SINH HỌC”

Ngày 26/7/2019 tại Thành phốHồ Chí Minh,Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Kasetsart(Thái Lan)và Trung tâm quốc gia về kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (Biotec – Thái Lan)đồng tổ chứcHội thảo khoa học quốc tế Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 với chủ đề:“Nghiên cứu và ứng dụng trong Công nghệ Sinh học

Nằm trong khuôn khổ chiến lược đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cũng như tạo cơ hội giao lưu học hỏi và chia sẻ trí thức, kinh nghiệm nghiên cứu dành cho các học giả.

PGS- TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP. HCM phát biểu tại hội thảo

PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP. HCM tặng hoa cho các diễn giả trong và ngoài nước

Hội thảo năm nay nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước: University of Malaya (Malaysia),National University of Sciences (Singapore),Đại học Y dược TP. HCM,Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh, Viện Sinh Học Nhiệt Đới, Viện Di Truyền Việt Nam…

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP. HCM cho biết, các kết quả nghiên cứu trình bày tại Hội thảo cho thấynhững góc nhìn thực tiễndựa trên cơ sở những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.Đây cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động và học tập trong lĩnh vực Công nghệ Sinh họccùng phân tích, thảo luận về những thách thức và hướng đi tiềm năng hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn. Theo đó, trên cơ sở chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi các kết quả nghiên cứu, Hội thảo cũng đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học giai đoạn hiện nay.

Hội thảo thu hút hàng trăm nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học tại TP.HCM tham dự

Các diễn giả và ban lãnh đạo nhà trường cùng các nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học chụp hình lưu niệm tại hội thảo

Các chủ đề nghiên cứu của Hội thảo là các nội dungđang nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực Công nghệ Sinh họcbao gồm:Từ gen đến hệ gen: định hướng cho nghiên cứu về tài nguyên động vật, quản lý động vật hoang dã và hiện đại; Sự nhiễm mặn thực vật (Phyto-desalination): tiềm năng khử mặn Na+ của các giống kháng mặn; Viễn cảnh về việc dán nhãn chất dị ứng thực phẩm; Phân lập và phân tích gen PR-1 có liên quan đến mối quan hệ giữa tuyến trùng Meloidogyne incognita và chuối; Biểu hiện gen liên quan ion cân bằng nội mô (ion homeostasis), làm giàu Na+ và khả năng chịu mặn trong những dòng Backcross introgression (FL530 x KDML105) mang SKC1 và qSt1b QTLs phát triển điều kiện ức chế mặn; Phát hiện các gen chịu mặn trên lúa; Phát triển hệ thống vector biểu hiện có thể cảm ứng & không cảm ứng dựa vào Pgrac promotor cho Bacillus subtilis; Phát triểnribonuclease dung hợp với motif gắn kết đặc hiệu G4 ứng dụng cắt RNA theo chương trình; Cơ sở dữ liệu đột biến gen ung thư vòm họng, ung thư vú ở bệnh nhân Việt Nam; Nghiên cứu vỏ vi khuẩn rỗng (bacterial ghost) cảm ứng bằng tác nhân hóa học ứng dụng trong sản xuất vaccine.

Q Minh Tưởng