ỨNG DỤNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO KHỐI TƯ NHÂN TRONG NÔNG NGHIỆP LÀ HƯỚNG ĐI TẤT YẾU

Ngày 27-9, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Thực phẩm minh bạch Việt Nam (AFT) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Australia tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Ứng dụng đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp cho khối doanh nghiệp tư nhân”.

Nằm trong chương trình tài trợ của dự án Aus4Innocation mà Bộ Ngoại giao Úc đã hỗ trợ Việt Nam giúp giải quyết vấn đề đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới của thế giới.Hội thảo đã thu hút được nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học tham dự, hội thảo được chia thành hai phiên: Thủy sản và Trồng trọt.   

  1. Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch AFT chia sẻ tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch AFT cho biết, những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng ổn định, trong đó có vai trò quan trọng của hoạt động áp dụng công nghệ. Sự phát triển đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu với hàm lượng khoa học công nghệ cao hơn. Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học và doanh nghiệp nâng cao khả năng tương tác, kết nối đồng hành đảm bảo khoa học phục vụ sản xuất và sản xuất là mục tiêu của khoa học, mang lại lợi ích tương xứng với tiềm năng.

Nông nghiệp  Việt Nam từ sau 1975 đến nay đã có sự lột xác mạnh mẽ. Từ chỗ thiếu lương thực, Việt Nam đã trở thành đất nước xuất khẩu gạo, xuất khẩu trái cây. Năm 2018 xuất khẩu nông sản lần đầu đạt được con số kỷ lục 40,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu rau quả đạt3,52 tỷ USD. Đổi mới, sáng tạo đãđóng góp rất quan trọng trong sự phát triển này. Theo số liệu của bộ Nông Nghiệp và PTNT, trong giai đoạn2005-2015 các cơ quan khoa học đãnghiên cứu chọn tạo được 428 giống cây trồng được Bộ NN&PTNT công nhận là giống mới và giống cho sản xuất thử, trong đó 97 giống cây trồng được công nhận chính thức (65 giống lúa, 25 giống ngô, 32 giốngđậuđỗ, 14 giống cây củ, 21 giống rau, 31 giống cây ăn quả…) và 175 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử. Có rất nhiều số liệu về kết quả nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi, cây lâm nghiệp, cây thuốc…bảo quản sau thu hoạch, không thể kể hết trong khuôn khổ thời gian của bài phát biểu này.

 Ông Shaun Fitzgerald, Lãnh sự Chính trị Kinh tế của Tổng lãnh sự quán Australia tại TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo

Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản là ngành hội nhập sớm khá sớm. Nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thay đổi cách thức tiếp cận thị trường mà xuất khẩu thủy sản tăng liên tục trong hơn 25 năm qua, gia nhập top 5 các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Đổi mới, sáng tạo đãđóng góp rất quan trọng trong sự phát triển này. Điểm qua vài sự kiện, có thể thấy việc chuyển nghề nuôi cá tra từ sử dụng lồng bè truyền thống sang nuôi trong ao đất với sự kiểm soát nguồn nước, chuyển từ sử dụng thức ăn tự nhiên sang thức ăn công nghiệp là những đổi mới sáng tạo đã giúp gia tăng diện tích và sản lượngđưa cá tra từ một sản phẩmtruyền thống, bản địa trở thành một trong hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Việt Nam trở thành nhà sản xuất file cá thịt trắng nước ngọt lớn nhất thế giới. Hai mươi năm trước, tưởng rằng sinh sản nhân tạo tôm chỉ có thể ở miền Trung với nước biển trong xanh, có độ mặn cao. Ngày nay, trại tôm giống có thể mở ở nhiều tỉnh ven biển, áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất tôm giống sạch bệnh. Trong khu vực chế biến, rất nhiều sáng kiến đã được áp dụng. Từ việc sử dụng gần như toàn bộ thiết bị chế nhập ngoại, ngày nay thiết bị chế biến sản xuất tại Việt Nam đã có vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến. Nếu 25 năm trước, cả nước Việt Nam xuất khẩu tôm dưới dạng block để làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nước ngoài thì ngày nay, nhìn vào các sản phẩm thủy sản xuất khẩu hẳn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với danh mục sản phẩm phong phú, đa dạng, nhiều sản phẩm giá trị gia tăng, chế biến sẵn (ready to eat, ready to cook) phối chế nguyên liệu nông sản cực kỳ tinh tế, đẹp mắt. Đã có những sản phẩm chế biến đạt giải rất cao trong Hội chợ Brussels – hội chợ thủy sản lớn nhất thế giới.

Các tổ thảo luận nhóm tại hội thảo

Tuy nhiên, trước cuộc đua tranh đổi mới công nghệ của nhiều nước, Việt Nam vẫn thiếu những sáng tạo giải quyết những vấn đề trên nền tảng những tiến bộ khoa học công nghệ, với sự tham gia của các nhà khoa học. Sự pháttriển đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu với hàm lượng khoa học công nghệ cao hơn. Trong thủy sản, các vấn đề từ sinh sản nhân tạo, kiểm soát dịch bệnh, kỹ thuật nuôi trồng, chế biếnđến bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động…đều cần có những nghiên cứu, cần đổi mới sáng tạo tích cực hơn.Trong trồng trọt, các vấn đề từ, kiểm soát dịch bệnh, kỹ thuật trồng, chế biếnđến bảo vệ môi trường, tăng năng suất lao động, giảm giá thành… đều cần có những nghiên cứu, đổi mới sáng tạo tích cực và hiệu quả hơn. Khoa học phục vụ sản xuất; sản xuất là mục tiêu của khoa học, tuy nhiên cặp tương tác khoa học- sản xuất và sản xuất- khoa học trong nhiều năm qua vẫn chưa thật sự đồng hành và mang lại lợi ích tương xứng với tiềm năng. Thách thức nước biển dâng có thế là thảm họa nhưng cũng có thể là một lợi thếnếu có một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có sức sống.

Ông Shoun Fitzgerald, Lãnh sự Chính trị Kinh tế của Tổng lãnh sự quán Australia tại TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với mục tiêu thúc đẩy, nâng cao năng lực sáng tạo và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, hội thảo sẽ góp phần hoạt động tăng cường kết nối doanh nghiệp nông nghiệp với công nghệ, thúc đẩy thương mại sản phẩm; thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp, các ngành với công nghệ góp phần giúp doanh nghiệp nông nghiệp, thực phẩm nâng cao năng lực, cạnh tranh, kết nối ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tưởng Minh