WOOSUNG VN ĐƯA 1,3 BETA GLUCAN VÀO THỨC ĂN PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Công ty TNHH Woosung Việt Nam và công ty TNHH Kemin Industries (Việt Nam) vừa hợp tác đưa ra giải pháp tăng cường kháng bệnh tả lợn châu Phi (ASF) bằng việc đưa sản phẩm Aleta cung cấp Beta 1.3 glucan của Cty Kemin được chiết xuất từ tảo biển, có tác dụng kích hoạt miễn dịch đường ruột cho lợn vào trong thức ăn chăn nuôi của Cty Woosung.
Bệnh tả lợn châu Phi đã bùng phát thành dịch lớn lây lan ra 21 tỉnh thành trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Trong tình hình cấp bách của dịch bệnh này, các ngành chức năng đang nỗ lực vào cuộc, xong người chăn nuôi heo cần hiểu biết đúng về dịch bệnh và thực hiện ngay những biện pháp phòng chống ngay tại chuồng trại nhằm ngăn chặn dịch bệnh một cách hiệu quả.
Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tài, cán bộ kỹ thuật công ty TNHH Kemin Industries (Việt Nam) cho biết, mới đây các nhà nghiên cứu đã khẳng định virus ASF có thể truyền qua thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, giải pháp đáp ứng nhanh chóng cho việc phòng ngừa dịch bệnh ASF bao gồm tính năng phòng và bảo vệ, nhằm tăng cường sức kháng bệnh trên heo với việc bổ sung 1,3 Beta-Glucan chiết xuất 100% từ tảo biển vào thức ăn Woosung là rất cần thiết. Đây là một giải pháp hiệu quả và đã đón nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người chăn nuôi.
Sự nhiễm bệnh và lây bệnh trên heo
Ông Lim Min Soo, Tổng giám đốc công ty Woosung Việt Nam chia sẻ, ASF không phải là bệnh mới, mà đã xuất hiện cách đây 98 năm, lần đầu tiên vào năm 1921 tại Kenya, gây bệnh cho lợn rừng và lơn nuôi. Từ đó đến nay, bệnh dịch đã bùng phát nhiều lần ở nhiều nơi trên thế giới (châu Phi, châu Mỹ, châu Âu và châu Á). Hiện nay, bệnh lưu hành tại trên 40 quốc gia. Việt Nam là một trong ba nước châu Á có dịch cùng hai nước còn lại là Trung Quốc, Mông Cổ.
ASF là một bệnh do virus gây ra và truyền nhiễm lây lan mạnh ở lợn. Lợn bị nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với heo bệnh, hoặc gián tiếp qua các phương tiện, vật mang mầm bệnh như xe cộ, thiết bị, thức ăn…, hoặc bị ve thân mềm cắn. Bệnh lây truyền chậm nhưng mức độ lợn chết gần như 100%.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc đặc trị ASF. Nhưng dịch bệnh ASF đã từng được kiểm soát thành công ở nhiều vùng trên thế giới. Gần đây nhất, theo công bố của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ngày 28/2/2019, Cộng hòa Czech đã chính thức đẩy lùi ASF, tại quốc gia này không phát hiện ca mắc mới nào kể từ tháng 4 năm ngoái.
Sản phẩm Aleta từ tảo biển cung cấp 1,3 Beta glucan của Cty Kemin
Dịch bệnh ASF có thể kiểm soát và ngăn chặn thông qua nhiều biện pháp, đặc biệt là kiểm soát nghiêm ngặt An toàn sinh học (ATSH). Ngoài ra, một số công ty sản xuất TĂCN đang đẩy mạnh việc nghiên cứu, cho ra đời những sản phẩm thức ăn mới kết hợp với ATSH chuồng trại nhằm tăng sức đề kháng cho lợn. Chính vì vậy, việc Công ty Woosung hợp tác với công ty Kemin bổ sung 1,3 Beta-Glucan vào thức ăn của Woosung có thể nói là một biện pháp ngăn ngừa ASF hiệu quả.
Hướng dẫn của Công ty Woosung đối với người chăn nuôi lợn để phòng ngừa ASF:
Những điều không nên làm |
Những điều nên làm |
|
|
Ông Lê Minh Mân, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị toàn quốc của Cty TNHH Woosung Việt Nam cho biết, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế đã khẳng định bệnh ASF không lây lan sang người và các loài động vật khác. Chính vì vậy, người dân không cần thiết phải ngưng sử dụng thịt lợn, tuy nhiên, cần phải lựa chọn sản phẩm thịt có nguồn gốc an toàn, được nấu chín kỹ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời không nên lo lắng thái quá khiến tìm cách bán tháo lợn chưa đến lứa hoặc ngừng chăn nuôi, mà ngược lại cần bình tĩnh để có những ứng phó kịp thời và tiếp tục duy trì đàn lợn một cách an toàn và hiệu quả. Biện pháp cần thiết nhất là thực hiện triệt để các giải pháp ATSH và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn theo đúng hướng dẫn của nhà chuyên môn thì sẽ có thể bảo vệ chuồng trại của mình vượt qua dịch bệnh.
Để các biện pháp ATSH phát huy tác dụng và hiệu quả ngăn chặn cao nhất, thì sự chung tay của cộng đồng là rất cần thiết. Khi mỗi hộ chăn nuôi đều có ý thức và thực hiện các biện pháp ATSH để bảo vệ đàn lợn của mình, thì sẽ góp phần bảo vệ đàn lợn của lân cận, và rộng hơn là bảo vệ ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh ASF như trường hợp của Cộng hòa Séc.
Q .M