TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
Theo TTV : TỔNG QUAN VỀ DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
- Sau kỳ nghỉ Lễ 30/4 – 1/5, TTCK Việt Nam mở cửa trở lại với trạng thái vận động rất tốt với 2 phiên tăng mạnh kèm theo sự hồi phục về mặt thanh khoản, đặc biệt là nhóm VN30, cho thấy dòng tiền có sự quay trở lại, làm gia tang lực cầu, tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự bứt phá, chinh phục các mức cao mới.
- Và đóng góp vào trong trạng thái tích cực của thị trường nằm ở việc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm tài chính và nhóm ngành Thép đã tạo hiệu ứng lan tỏa, gỡ bỏ tâm lý thận trọng của các NĐT trước khi nghỉ lễ.
- Tưởng chừng đà tăng tiếp tục được kéo dài thì thông tin dịch Covid bùng phát mạnh tại châu Á, các nước láng giềng và ngay cả Việt Nam, đặc biệt là chỉ thị giãn cách của Tp.Hà Nội và Tp.HCM tạo ra tâm lý lo lắng, hoang mang và tình trạng bán mạnh diễn ra dường như ngay lập tức, khiến thị trường có sự chững lại và các cổ phiếu xuất hiện các tín hiệu điều chỉnh ban đầu
- Trong 2 ngày cuối tuần, số ca covid mắc mới trong cộng đồng tại Việt Nam sẽ tiếp tục làm gia tăng tâm lý bán ra của phần lớn các NĐT trong các phiên đầu tuần sau. Chưa kể khối ngoại có 1 tuần bán ròng mạnh nhất trong vòng 7 tuần trở lại đây với giá trị lên đến 2900 tỷ, cùng với đó là khối tự doanh cũng bán ròng 242 tỷ. Vậy chiến lược giao dịch trong giai đoạn này như thế nào là phù hợp, Liệu rằng chúng ta có nên mở vị thế bán và chờ các diễn biến tiếp theo của TT hay không?
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Trần Đức Long Brokerage Manager Mirae Asset Securities Vietnam phân tích và đưa ra định hướng chiến lược cho nhà đầu tư:
- Covid quay trở lại Việt Nam, đây là lần thứ 4 và biến chủng mới nguy hiểm hơn, lây lan nhanh hơn và diễn biến phức tạp hơn, sẽ thật đáng ngại cho sức khỏe cộng đồng và sự hồi phục của nền kinh tế. Nhưng, xét về góc độ tích cực thì TTCK sẽ nhận được sự quan tâm rất lớn từ vấn đề này. Đơn giản, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi hoạt động đầu tư đều bị giới hạn, gặp khó khăn, lượng tiền trong nền kinh tế sẽ không chảy về các hoạt động đầu tư truyền thống quá dồi dào nữa, giãn cách Xã hội sẽ cản trở sự lưu thông dòng tiền, kể cả BĐS cũng sẽ khó sôi động cũng vì vấn đề này. Vì vậy, mọi người ở nhà sẽ tìm những kênh đầu tư đơn giản hơn và thực hiện nhanh chóng, trong đó Đầu tư CK là một trong những lựa chọn hàng đầu, đơn giản, hiệu quả. Số lượng TK mở mới liên tục tăng mạnh trong suốt thời gian vừa qua là bằng chứng cho thấy sự quan tâm của các NĐT mới
- Chúng ta có thể tự tin rằng tinh thần cộng đồng trong phòng chống covid sẽ tiếp tục giúp VN sớm vượt qua đợt bùng phát dịch khó khăn này, vì vậy tâm lý hoang mang diễn ra trên TTCK sẽ không còn quá tiêu cực như các đợt covid lần 1, lần 2
- Quan sát trên thế giới, mặc dù diễn biến dịch covid diễn ra phức tạp trên thế giới, song sự phản ánh thông tin vào TTCK lại hoàn toàn là một câu chuyện khác, khi S$P500 hay Dow Jones của Mỹ lập đỉnh mới, các chỉ số Kospi, Shanghai composite, Nikkei 225, thậm chí là tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia – diễn biến của TTCK không có các biến động quá tiêu cực, đa phần ở mức trung tính trong ngắn hạn nhưng xu hướng trung dài hạn đều đang hồi phục. Tất cả trạng thái của các TTCK Thế giới có một điểm chung đó là phản ánh sự kỳ vọng của NĐT về sự hồi phục kinh tế thông qua các chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách tài khóa, kích cầu nền kinh tế, và thanh khoản tự do tăng cao, dịch chuyển vào kênh đầu tư chứng khoán.
- Khối ngoại bán ròng, đây không phải là chuyện mới, thực tế đây một phần là chiến lược của các quỹ đầu tư trong suốt hơn 1 năm vừa qua, và chúng ta có thể nhận thấy, tỷ trọng bán ròng của khối ngoại so với thanh khoản trên thị trường đã không còn đủ tạo ra một áp lực quá lớn để xoay chuyển xu hướng trước đó, thay vào đó, gần như lực cầu luôn xuất hiện và hấp thụ lượng bán ra của khối ngoại trong thời gian vừa qua
- Với mục tiêu kép Vừa chống dịch vừa tăng trưởng kinh tế, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 52 gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021 với quy mô 115 ngàn tỷ, cũng như Thông tư 03 của NHNN bổ sung các điều kiện để cơ cấu lại khoản nợ và kéo dài lộ trình trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu đến năm 2023 đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong việc hồi phục kinh doanh. Đây là quá trình lâu dài, chiến lược được Nhà nước đưa ra cho việc phục hồi kinh tế, và một phần hệ quả sẽ làm gia tăng thanh khoản tự do trong nền kinh tế và dịch chuyển vào kênh đầu tư CK
- Việt Nam không nằm trong danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam, vì khi các nhà sản xuất thế giới sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ hoặc qua các nước khác (có quan hệ với Mỹ) sẽ không bị áp thuế cao. Đồng thời, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ tiếp tục đánh giá Việt Nam lên trên, tạo điều kiện cho việc thu hút dòng vốn đầu tư FII vào rất lớn, hoặc các quỹ đầu tư trên Thế giới dựa vào xếp hạng tín nhiệm sẽ chú ý tới Việt Nam nhiều hơn
- Cuối cùng và cũng là quan trọng hơn, chính là sự phục hồi của Kinh tế Việt Nam nhanh hơn các quốc gia khác trong khu vực, KQKD quý I có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ, giúp gia tăng niềm tin và sự kỳ vọng của các NĐT vào sự phát triển kinh tế trở lại, gia tăng dòng vốn đầu tư trên TTCK, tạo ra lực cầu đưa TTCK Việt Nam đi lên.
Chiến lược đầu tư:
Dựa trên những phân tích trên, xét về xu hướng trong trung hạn, khả năng rất cao TTCK Việt Nam sẽ còn đi lên. Vậy trong ngắn hạn, khi tâm lý các NĐT có sự hoang mang, sợ hãi vì Covid-19 thì ko tránh khỏi việc TTCK có những nhịp điều chỉnh, đây chính là cơ hội cho các NĐT đang nắm giữ tiền mặt cao hoặc chưa giải ngân, có thể giải ngân mua vào/tăng tỷ trọng.
Với các NĐT đang nắm cổ phiếu ở mức cao có thể chốt một phần và canh mua lại ở giá thấp hơn, nhưng không nên chốt toàn bộ danh mục.
Rủi ro: với TT trong giai đoạn này chính là Thời gian kiểm soát dịch bệnh và Tổng Dư nợ margin trên toàn thị trường ở ngưỡng cao kỷ lục 120,000 tỷ sẽ tạo áp lực rung lắc.
DANH MỤC CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ:
- Nhóm VLXD: HPG, NKG
- Ngân hàng: ACB, VIB, TCB, STB, CTG
- Chứng khoán: VND, HCM
- Khác: FPT, DGW, DHC, DBC, NLG, DGC
Pv Hoàng Vĩnh